Huyện Vĩnh Thạnh
Tổng quan
Huyện Vĩnh Thạnh ở phía Tây Bắc thành phố Cần Thơ; Đông giáp quận Thốt Nốt và huyện Cờ Đỏ; Tây giáp tỉnh An Giang; Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp quận Thốt Nốt và tỉnh An Giang. Huyện có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc và thị trấn Vĩnh Thạnh, thị trấn Thạnh An.


 Lịch sử

Trước khi được thành lập vào năm 2004, địa bàn huyện Vĩnh Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Ngày 02-01-2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, về việc thành lập các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh Thạnh, Thốt Nốt và các xã, phường, thị trấn thuộc thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương. Theo đó, thành lập huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh An, Thạnh Lộc, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Thắng, Trung Hưng và 2.811,47 ha diện tích tự nhiên và 19.171 nhân khẩu của xã Vĩnh Trinh thuộc huyện Thốt Nốt. Huyện Vĩnh Thạnh sau khi được thành lập có 41.034,84 ha diện tích tự nhiên và 153.964 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Thạnh An và các xã: Thạnh Lộc, Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh Phú, Thạnh Thắng, Trung Hưng, Vĩnh Trinh.


Ngày 16-01-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 11/2007/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, phường; thành lập phường, thị trấn thuộc các quận Ninh Kiều, Ô Môn và các huyện Phong Điền, Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Theo đó, thành lập thị trấn Vĩnh Thạnh thuộc huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở điều chỉnh 367,79 ha diện tích tự nhiên và 1.695 nhân khẩu của xã Thạnh Quới; 369,78 ha diện tích tự nhiên và 3.126 nhân khẩu của xã Thạnh Mỹ. Thị trấn Vĩnh Thạnh có 737,57 ha diện tích tự nhiên và 4.821 nhân khẩu. Sau khi điều chỉnh, huyện Vĩnh Thạnh có 41.036,22 ha diện tích tự nhiên và 156.067 nhân khẩu, có 10 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Thạnh Quới, Thạnh Mỹ, Thạnh An, Thạnh Thắng, Vĩnh Trinh, Thạnh Phú, Trung Hưng, Thạnh Lộc và thị trấn Thạnh An, thị trấn Vĩnh Thạnh.

Ngày 23-12-2008, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 12/NĐ-CP, về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập xã thuộc huyện Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ; thành lập quận Thốt Nốt và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cờ Đỏ để thành lập huyện Thới Lai thuộc thành phố Cần Thơ. Theo đó, địa giới hành chính huyện Vĩnh Thạnh được điều chỉnh như sau:
  • Điều chỉnh toàn bộ 1.953,51 ha diện tích tự nhiên và 7.229 nhân khẩu của xã Vĩnh Bình, huyện Thốt Nốt về huyện Vĩnh Thạnh quản lý.
  • Điều chỉnh 201,85 ha diện tích tự nhiên và 1.047 nhân khẩu của xã Trung Hưng thuộc huyện Vĩnh Thạnh về xã Trung Thạnh thuộc huyện Thốt Nốt quản lý.
  • Thành lập xã Thạnh Lợi thuộc huyện Vĩnh Thạnh trên cơ sở điều chỉnh 4.323,81 ha diện tích tự nhiên và 10.472 nhân khẩu của xã Thạnh Thắng.
  • Điều chỉnh 545,19 ha diện tích tự nhiên và 2.426 nhân khẩu của xã Trung Hưng về xã Thạnh Lộc, huyện Vĩnh Thạnh quản lý.
  • Điều chỉnh toàn bộ 9.570,53 ha diện tích tự nhiên và 20.520 nhân khẩu của xã Thạnh Phú thuộc huyện Vĩnh Thạnh về huyện Cờ Đỏ quản lý.
  • Điều chỉnh toàn bộ 3.459,87 ha diện tích tự nhiên và 20.469 nhân khẩu còn lại của xã Trung Hưng thuộc huyện Vĩnh Thạnh về huyện Cờ Đỏ quản lý.
Sau khi điều chỉnh, huyện Vĩnh Thạnh có 29.759,06 ha diện tích tự nhiên và 117.930 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Trinh, Vĩnh Bình, Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Thạnh An, Thạnh Tiến, Thạnh Thắng, Thạnh Lợi, Thạnh Lộc và thị trấn Vĩnh Thạnh, thị trấn Thạnh An.

 Kinh tế 

Là huyện vùng xa của thành phố Cần Thơ, kinh tế Vĩnh Thạnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ mới chỉ ở dạng sơ khai, tự phát và nhỏ lẻ. Tuy những năm gần đây, cơ cấu kinh tế của huyện đã có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên vẫn chưa rõ nét. Nông nghiệp vẫn chiếm vị trí cao trong tổng GDP hằng năm của huyện.

Vĩnh Thạnh là huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất so với các quận, huyện khác của thành phố. Trước đây, phần lớn diện tích này trồng lúa mùa nổi một vụ, năng suất thấp (khoảng 1,5 tấn/ha/năm). Từ năm 1989, huyện tập trung xây dựng và củng cố hệ thống thủy lợi tạo sự phát triển ổn định và bền vững cho sản xuất nông nghiệp. Cùng với đầu tư làm thủy lợi, Vĩnh Thạnh cũng tập trung chuyển đổi cơ cấu giống theo hướng sử dụng những giống lúa mới kháng sâu bệnh, có năng suất và chất lượng tốt nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích canh tác.

Song song đó, huyện cũng tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác những thế mạnh của địa phương. Thành công nổi bật của Vĩnh Thạnh trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là việc quy hoạch các vùng sản xuất 3 vụ. Năm 2004, diện tích đất trồng lúa luân canh 3 vụ của Vĩnh Thạnh đã tăng lên 7.380 ha, chiếm 20,3% diện tích đất nông nghiệp. Trong đó, huyện không khuyến khích nhân dân trồng lúa vụ ba mà tập trung sản xuất hoa màu, nuôi trồng thuỷ sản,... Dọc theo kênh Bắc Cái Sắn, sông Thốt Nốt, Thắng Lợi,... huyện quy hoạch ao nuôi cá tra, nuôi tôm nhằm tận dụng nước mùa lũ, đồng thời tránh tình trạng nuôi thuỷ sản tự phát, vừa không hiệu quả vừa ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và gây ô nhiễm môi trường. Năm 2005, diện tích màu của Vĩnh Thạnh đạt khoảng 2.480 ha, với các loại cây chủ yếu như: bắp (ngô), đậu nành, mè (vừng), sản lượng đạt 6.948 tấn. Các đơn vị điển hình về xây dựng mô hình hai lúa - một màu là các xã Thạnh Phú, Trung Hưng, Vĩnh Trinh; về nuôi trồng thuỷ sản là các xã Thạnh Mỹ, Thạnh Quới, Vĩnh Trinh, Thạnh Lộc,... Năm 2004, diện tích nuôi thuỷ sản của huyện đạt 1.115,61 ha; sản lượng đạt 7.511 tấn, tăng 2.583 tấn so với năm 2003. Thành công trong công tác quy hoạch vùng sản xuất đã tăng giá trị sản xuất bình quân lên 30 - 50 triệu đồng/ha/năm, gấp hai lần so với trồng lúa hai vụ.

Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung thực hiện cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp nhằm giảm chi phí, sức lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất. Đến cuối năm 2004, Vĩnh Thạnh đã hoàn thành cơ giới hoá một số công đoạn quan trọng trong sản xuất nông nghiệp như: làm đất, bơm tưới, phun thuốc sâu, gieo sạ, ...Huyện cũng đã xây dựng thành công nhiều mô hình tổ hợp tác sản xuất và câu lạc bộ khuyến nông. Đến đầu năm 2005, toàn huyện có 319 tổ hợp tác, với 12.971 thành viên tham gia và 44 câu lạc bộ khuyến nông đang hoạt động rất hiệu quả. Các mô hình tổ hợp tác đã thể hiện tốt vai trò huy động sức lao động và tài chính để làm đê bao, thủy lợi nội đồng, sản xuất giống,...

Cùng với phát triển nông nghiệp, huyện cũng tập trung tìm hướng đi cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ. Trong năm 2004, toàn huyện có 347 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thu hút 1.838 lao động tham gia, giá trị sản xuất đạt trên 100 tỷ đồng (theo giá cố định năm 1994). Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Vĩnh Thạnh tập trung chủ yếu trong lĩnh vực xay xát, chế biến lương thực. Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, năm 2004, toàn huyện có trên 100 cơ sở thành lập mới, nâng tổng số cơ sở trên địa bàn huyện lên 1.467 cơ sở. Tổng giá trị hàng hoá bán lẻ năm 2004 đạt 549 tỷ đồng (giá cố định năm 1994), tăng 11,59% so với năm 2003.

 Xã hội

Cách trung tâm thành phố gần 80 km về phía tây, Vĩnh Thạnh được coi là huyện "vùng sâu, vùng xa" của thành phố Cần Thơ. Khi được tách ra từ huyện Thốt Nốt vào đầu năm 2004, huyện vẫn còn 05 xã không có đường ôtô, 04 xã không có chợ, 03 xã không có trụ sở làm việc,... Nằm ở vùng trũng của tứ giác Long Xuyên, huyện Vĩnh Thạnh thường xuyên chịu cảnh lụt lội nên kết cấu hạ tầng ngày một xuống cấp.

Cùng với phát triển kinh tế, Vĩnh Thạnh cũng chú trọng huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Năm 2004, tổng kinh phí đầu tư xây cơ bản trên địa bàn huyện là 49,442 tỷ đồng (trong đó nguồn kinh phí do nhân dân đóng góp trên 1,693 tỷ đồng). Huyện tập trung xây dựng các công trình trọng tâm như: nâng cấp và xây dựng các tuyến giao thông nông thôn gắn với gia cố đê bao điều tiết lũ và từng bước hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng, hoàn chỉnh các khu dân cư vượt lũ. Năm 2005, huyện đã đầu tư mở rộng mạng lưới điện và nước sạch nông thôn, nâng tỷ lệ hộ được sử dụng điện lên khoảng 97% và tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh lên khoảng 90%. Bên cạnh đó, với nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản là 36,304 tỷ đồng, huyện ưu tiên cho các lĩnh vực: hoàn chỉnh quy hoạch trung tâm huyện lỵ, quy hoạch thị trấn Vĩnh Thạnh; thiết kế xây dựng và hoàn chỉnh các trụ sở làm việc tạm; đầu tư xây dựng các chợ nông thôn, mở rộng hệ thống đèn chiếu sáng công cộng,...

Các chính sách về y tế, giáo dục - đào tạo cũng được triển khai thực hiện. Năm 2004, Vĩnh Thạnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở; toàn huyện đã xây dựng được 4 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 16% (năm 2005). Công tác xoá đói, giảm nghèo được đẩy mạnh thông qua công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động. Thông qua các lớp dạy nghề và các dự án vay vốn xoá đói, giảm nghèo, hàng nghìn lao động của Vĩnh Thạnh đã có việc làm, ổn định cuộc sống, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 2,48% (năm 2004).

Nguồn: http://www.vietgle.vn

Tham khảo thêm:
- Cổng thông tin điện tử Huyện Vĩnh Thạnh: http://cantho.gov.vn/wps/portal/vinhthanh/
LÃI SUẤT (%/NĂM)

LÃI SUẤT TIỀN GỬI TRUYỀN THỐNG  (Áp dụng từ ngày 01/8/2024 đến 05/9/2024)

1. Đối với tiền gửi không kỳ hạn: 0,15%/năm

2. Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 01 tháng đến dưới 06 tháng:


- Kỳ hạn 01 tháng: 4,50%/năm;

- Kỳ hạn 02 tháng: 4,75%/năm;

- Kỳ hạn 03 tháng: 5,00%/năm;

- Kỳ hạn 04 tháng: 5,15%/năm;

- Kỳ hạn 05 tháng: 5,25%/năm.


3.
Đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 06 tháng trở lên:

a) Trường hợp khách hàng gửi mới hoặc gia hạn sổ tiết kiệm với số dư tiền gửi còn lại đến 100 triệu đồng

                                                                                                                                    

       Kỳ hạn

Hình thức gửi

Thành viên

Ngoài thành viên

Lãi hàng tháng

Lãi cuối kỳ

Lãi hàng tháng

Lãi cuối kỳ

06 tháng

Tiền mặt

8,65

8,90

8,50

8,75

Chuyển khoản

9,00

9,25

8,85

9,10

09 tháng

Tiền mặt

8,90

9,15

8,75

9,00

Chuyển khoản

9,25

9,50

9,10

9,35

≥ 12 tháng

Tiền mặt

9,15

9,40

9,00

9,25

Chuyển khoản

9,50

9,75

9,35

9,60

b) Trường hợp khách hàng gửi mới hoặc gia hạn sổ tiết kiệm với số dư tiền gửi còn lại trên 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng

                                                                                                                                      

      Kỳ hạn

Hình thức gửi

Thành viên

Ngoài thành viên

Lãi hàng tháng

Lãi cuối kỳ

Lãi hàng tháng

Lãi cuối kỳ

06 tháng

Tiền mặt

9,90

10,15

9,75

10,00

Chuyển khoản

10,25

10,50

10,10

10,35

09 tháng

Tiền mặt

10,15

10,40

10,00

10,25

Chuyển khoản

10,50

10,75

10,35

10,60

≥ 12 tháng

Tiền mặt

10,40

10,65

10,25

10,50

Chuyển khoản

10,75

11,00

10,60

10,85

c) Trường hợp khách hàng gửi mới hoặc gia hạn sổ tiết kiệm với số dư tiền gửi còn lại trên 300 triệu đồng

                                                                                                                                      

      Kỳ hạn

Thành viên

Ngoài thành viên

Lãi hàng tháng

Lãi cuối kỳ

Lãi hàng tháng

Lãi cuối kỳ

06 tháng

11,15

11,40

11,00

11,25

12 tháng

12,15

12,40

12,00

12,25

≥ 18 tháng

13,65

13,90

13,50

13,75

Lưu ý
- Khách hàng rút tiền gửi trước thời hạn sẽ được hưởng mức lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn theo quy định của QTDND Vĩnh Thạnh ;

- Khách hàng gửi tiết kiệm nhận lãi từng kỳ không được rút trước một phần tiền gửi tại bất cứ thời điểm nào.

Quý khách có vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ Nhân viên tư vấn. 
Điện thoại số: 0292 3 641 944

Cập nhật: 07 giờ 30 phút | 01/08/2024
TỶ GIÁ
GIÁ VÀNG
ĐỐI TÁC

Địa chỉ: Ấp Vĩnh Tiến, TT.Vĩnh Thạnh, H.Vĩnh Thạnh, Tp.Cần Thơ - ĐT: 0292.364 1944 - Email: info@qtdndvinhthanh.com